Mực và
bạch tuộc đều là những loại hải sản rất được ưa chuộng và có thể chế biến thành
các món ăn ngon khác nhau. Giống với nhiều loại thủy hải sản khác, mực và bạch
tuộc rất dễ bị thối hỏng và cần được xử lý bảo quản ngay sau đánh bắt lên bờ.
Bên cạnh đó, do đặc điểm loài vàmực và bạch tuộc cần được bảo quản theo những
tiêu chuẩn riêng và không giống với bảo quản tôm hay cá.
Bảo quản mực tươi và
bạch tuộc cần được thực hiện tạm thời sau đánh bắt và xử lý bằng cách cấp đông
để có thể giữ được trong thời gian dài.
Đặc
điểm của mực tươi
Mực và bạch tuộc đều là loại động
vật thân mềm tuy nhiên cấu tạo cơ học của hai loại này đều khác cá và tôm nên
lâu bị ươn hơn. Toàn thân của mực và ạch tuộc đều bọc bởi lớp da dai và tiết
rất nhiều chất nhờn.
Trước khi
đưa mực và bạch tuộc vào cấp đông bảo quản, nên sàng lọc lại những con mực và
bạch tuộc có chất lượng tốt nhất. Những con mực và bạch tuộc này nên có thân
màu trắng ngả về hướng trong và đây sẽ là những con có độ tươi và thịt chắc.
Bảo quản tạm thời sau đánh bắt
Các điều kiện khi đánh bắt mực và
bạch tuộc có thể ảnh hưởng đến chất lượng mực và bạch tuộc bao gồm: vệ sinh, độ
thống thoáng của thiết bị bảo quản và nhiệt độ bảo quản và phương pháp đánh
bắt.
Chính vì vậy riêng công
đoạn bảo quản đã có ba yếu tố quan trong nhất vệ sinh, thoáng khí và nhiệt độ
ướp lạnh gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Trước khi tiến hành bảo quản
trong kho lạnh, mực và bạch tuộc cần được sơ chế qua công đoạn làm sạch cả
trong lẫn ngoài và loại bỏ bớt chất nhờn ngoài thân.
Cấp đông để bảo quản lâu dài
Sau khi đánh bắt mực và bạch tuộc
được đưa về các địa điểm phân phối và sản xuất. Ngay lúc này yêu cầu lớn nhất
chính là đảm bảo mực và bạch tuộc được giữ với điều kiện chất lượng tốt nhất
trong thời gian lâu. Những con mực và bạch tuộc có chất lượng tốt sẽ đem
đến hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Quy trình cấp đông:
Giai đoạn lúc sơ chế: nhập nguyên
liệu sau đó sơ chế, rửa và tiếp đến là phân loại
Giai đoạn chế biên mực và bạch
tuộc: rửa => xếp khuôn => cấp đông
Giai đoạn bảo quản mực và bạch
tuộc: bao gói => dò kim loại => Bảo quản
Điều kiện cấp đông và bảo quản sản phẩm:
Nhiệt độ mực và bạch tuộc sau khi
cấp đông đạt ở mức -18°C. Sản phẩm sau cấp đông sản phẩm được bảo quản
trong kho vởi nhiệt độ ổn định ở mức -20 đến ± 2°C. Nhiệt độ tâm sản phẩm cần
đạt tối thiểu ở mức -18°C.
Mực và bạch tuộc cần được bao gói
sau khi cấp đông và trước lúc đưa mực và bạch tuộc vào bảo quản để hạn chế
nhiễm vi khuẩn từ các các sản phẩm khác. Mực và bạch tuộc được loại bỏ các nguy
cơ mất vệ sinh an toàn.
Nhiệt độ môi trường chứa mực và
bạch tuộc từ khi cấp đông, bảo quản đến khi vận chuyển cần luôn luôn được giữ
ổn định.
Khuyến khích lắp đặt các thiết bị
kho lạnh có chức năng theo dõi, ghi nhớ và cảnh báo các sự cố bất ngờ có thể
diễn ra để giám sát chất lượng sản phẩm.
0 Nhận xét