Cách bảo quản cá an toàn

 Cá là một loài hải sản bổ sung nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong bữa ăn lành mạnh. Tuy nhiên, để giữ chúng giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng thì cần phải bảo quản cá đúng cách và an toàn trước khi nấu. Dưới đây là một số mẹo bảo quản cá đảm bảo luôn tươi và ngon.

Khi mua nên lựa chọn cá như nào?

Mua cá như nào cho đúng là điều đầu tiên bạn nên quan tâm khi muốn bảo quản cá một cách an toàn. Khi mua cá tươi, hãy đảm bảo chúng còn sống, vẫn bơi khỏe. Nếu mua cá đã được chia thành từng khúc, kiểm tra nhiệt độ bảo quan của chúng trên lớp băng hoặc nhiệt độ không cao hơn 4 độ C. Cá tươi không có mùi tanh, hôi, mắt cá trong và sáng bóng. Da cá phải săn chắc và mang cá phải có màu đỏ. Nếu cá đã được cắt thành miếng phi lê, thì chú ý các cạnh xung quanh miếng cá để đảm bảo chúng không có sự thay đổi về mùi hương hay màu sắc.

Nếu bạn lựa chọn mua hải sản đông lạnh, kiểm tra để chắc chắn rằng nó được đóng gói kỹ càng, không có dấu hiệu của việc đã mở. Đối với túi gói trong suốt, hãy kiểm tra cá để đảm bảo cá không có bất kỳ tinh thể băng nào dính vào. Bởi vì đấy là dấu hiệu cho thấy cá đã được rã đông và sau đó cấp đông trở lại.

Thời gian bảo quản cá tươi

Sau khi lựa chọn được cá đảm bảo chất lượng, hãy bảo quản chúng ngay lập tức. Đối với cá sống chỉ có thể cất trữ trong tủ lạnh 1 đến 2 ngày trước khi nấu hoặc cấp đông cho chúng. Khi bảo quản cá trong tủ lạnh, nhiệt độ dưới 4 độ C sẽ giúp cá tươi nhất có thể.

Ngoài ra, bạn có thể giữ cá tươi và cá đã qua chế biến từ 4 đến 6 tháng trong tủ lạnh miễn là bạn bọc chúng trong túi và bảo quản trong nhiệt độ dưới -17 độ C. Bạn chỉ nên giữ đông lạnh tối đa ba tháng đối với cá hồi.

Phương pháp bảo quản cá

Có một số phương pháp bảo quan cá mà bạn có thể sử dụng, tùy thuộc vào thời điểm bạn muốn sử dụng hải sản.

Bảo quản trong tủ lạnh

Sau khi rửa sạch cá thì để cho ráo nước, cho cá vào hộp có nắp đậy kín. Dùng màng bọc thực phẩm quấn chặt xung quanh hộp hoặc bỏ vào túi zip. để đảm bảo không khí không thể lọt vào và mùi cá không bay ra, cuối cùng cất trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh, tùy theo nhu cầu sử dụng.

Đóng băng

Nếu hải sản không có trong thực đơn trong vài ngày tới, bạn có thể đông lạnh cá để sử dụng vào một thời gian sau. Bạn có thể bọc riêng từng con cá nhỏ hoặc phi lê trong màng bọc thực phẩm rồi cho vào túi cấp đông. Bạn không nên cho quá 0,5kg cá vào túi cấp đông. Điều này sẽ giữ cho cá tươi và cho phép bạn kiểm soát số lượng phần bạn muốn rã đông sau này. Hãy chắc chắn để viết ngày trên bao bì.

Nếu bạn muốn đông lạnh một con cá lớn, hãy cho cá vào tủ đông không bọc và để nguyên con cho đến khi đông cứng hoàn toàn. Khi nó đã đông cứng, hãy lấy nó ra và nhúng vào nước đá. Vớt cá ra và tiếp tục cho đến khi có một lớp đá bảo vệ xung quanh cá. Sau đó, bạn có thể bọc chúng trong túi cấp đông hoặc giấy chống ẩm, nhớ dán nhãn và ghi ngày tháng.

Lưu Ý: Khi bảo quản hải sản sống trong tủ lạnh, hãy bọc kín và để cách xa các thực phẩm khác để tránh lây nhiễm chéo. Bạn cũng nên để riêng hải sản sống và hải sản đã nấu chín.

Cách nhận biết cá đã hỏng

Cá tươi bị hỏng sẽ có mùi giống như amoniac hoặc có mùi tanh rất mạnh. Dấu hiệu nhận biết từ bên ngoài đó là mắt cá vẩn đục, da không săn chắc. Biến đổi màu hoặc có mùi đều là dấu hiệu cho thấy hải sản đã bị ôi thiu. 

Điều quan trọng là phải bảo quản cá đúng cách và phát hiện các dấu hiệu cho thấy cá đã bị ôi thiu để tránh ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc scombroid là một loại ngộ độc thực phẩm do ăn cá không được xử lý và bảo quản đúng cách. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 15 phút đến hai giờ sau khi ăn hải sản đã bị hư hỏng. Hầu hết mọi người đều sẽ phục hồi trong vòng từ 12 đến 24 tiếng mà không cần điều trị nhưng gặp các triệu chúng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét