Kho Lạnh Bảo Quản Thủy Hải Sản - Điện Lạnh Biển Bạc

Các loại hải sản như tôm, cua, mực,... sau khi đánh bắt hoặc chế biến cần được bảo quản trong kho lạnh để giúp sản phẩm được tươi ngon, từ đó nâng cao giá trị của hải sản. Vậy thi công kho lạnh bảo quản thủy hải sản như thế nào? Nhiệt độ bảo quản các loại thủy hải sản là bao nhiêu? Địa chỉ lắp đặt kho lạnh uy tín, chất lượng? Hãy cũng Điện Lạnh Biển Bạc tìm câu trả lời dưới bài viết này nhé!!

1. Kho lạnh bảo quản thủy hải sản có những loại nào?

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta thì vấn đề bảo quản sản phẩm thủy hải sản luôn là vấn đề cần được giải quyết. Nếu không được bảo quản đúng cách thì thực phẩm sẽ không còn độ tươi ngon, nhanh bị ôi thiu. Chính vì điều đó, lắp đặt kho lạnh bảo quản thủy hải sản là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giúp hải sản được tươi lâu, không bị hư hỏng thối rữa. Vậy kho lạnh bảo quản thủy hải sản có những loại nào?

Kho lạnh bảo quản thủy hải sản có 3 loại cơ bản, đó là kho lạnh sơ bộ, kho lạnh chế biến và kho lạnh cấp đông. 

  • Kho lạnh bảo quản sơ bộ: Dùng để bảo quản tạm thời các thực phẩm tại nhà máy chế biến trước khi được đưa vào dây chuyền chế biến. 
  • Kho lạnh bảo quản chế biến: Là loại kho được sử dụng nhiều trong các nhà máy chế biến thực phẩm trước khi đưa vào cấp đông. Loại kho lạnh này có công suất lớn, phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên. 
  • Kho lạnh bảo quản đông: Được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Nhiệt độ bảo quản tối thiểu phải đạt -18 độ C để cho các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hải thực phẩm trong quá trình bảo quản. 

2. Nhiệt độ bảo quản các loại thủy hải sản

Nhiệt độ bảo quản thủy hải san là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và thời gian sử dụng sản phẩm. Việc lựa chọn nhiệt độ bảo quản thủy hải sản phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa các chất trong thịt của thủy hải sản biến đổi, mất đi độ tươi ngon, hạn chế mùi tanh. Tuy nhiên, mỗi loại hải sản sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Vì vậy, khi đưa thủy hải sản vào kho cần tìm hiểu nhiệt độ phù hợp. Sau đây là một số gợi ý nhiệt độ bảo quản của những loại hải sản phổ biến, bạn có thể tham khảo:

1. Đối với các loại cá thông thường: Nếu chỉ cần bảo quản ngắn ngày có thể giữ trong ngăn lạnh có nhiệt độ bảo quản ở quanh mức 0 độ C. Còn muốn giữ trong thời gian dài hơn thì chuyển môi trường nhiệt độ thấp hơn ở mức -18 độ C đến -22 độ C.

2. Đối với các loại thủy sản có vỏ (nghêu, sò, trai, hến): Nên bảo quản lạnh khoảng 0-4 độ C để giữ trong ngắn ngày; hoặc sử dụng các loại hộp đựng kín và bảo quản ở nhiệt độ đông. 

3. Đối với các loại tôm, cua đã qua chế biến: Giữ chúng ở nhiệt độ lạnh quanh mức 0 độ C trong ngắn ngày và hạ xuống mức âm để bảo quản trong thời gian dài.

3. Cấu tạo kho lạnh bảo quản thủy hải sản

Với nhiều ưu điểm vượt trội tỏng bảo quản thủy hải sản, kho lạnh bảo quản thủy hải sản đang được sử dụng rộng rãi, phổ biến tại nước ta. Vậy, kho lạnh bảo quản thủy sản được cấu tạo như thế nào?

Khi lạnh bảo quản thủy sản được tạo thành từ 5 bộ phận chính sau: 

3.1. Vỏ kho lạnh bảo quản thủy hải sản

Bộ phận này được tạo từ các tấm panel cách nhiệt có nhiệm vụ ngăn không cho các dòng nhiệt từ nơi cao sang nơi thấp. Hạn chế tối đa dòng nhiệt từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong kho lạnh. 

Khi lắp đặt các tâm panel cần lắp theo tuần tự, liên tục, giữa các lớp cần có một lớp keo chuyên dụng để bảo đảm tạo thành những khối vững chắc. 

3.2. Cửa kho lạnh bảo quản thủy hải sản

Đối với cửa kho lạnh bảo quản thủy hải sản cần lựa chọn các chất liệu cao cấp như inox, đảm bảo bền bỉ và chắc chắn. Tại các mép cửa cần có hệ thế chịu nhiệt để bạn chế tình trạng hơi lạnh bị thoát ra bên ngoài và không khí từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong kho lạnh. 

Ngoài ra, cửa kho lanh cần trang bị còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng. 

3.3. Máy nén kho lạnh bảo quản thủy hải sản

Máy nén kho lạnh bảo quản thủy hải sản có nhiệm vụ là nén môi chất lạnh ở áp suất thấp lên áp suất cao và loại bỏ hơi ra khỏi dàn bay hơi. Ngoài ra, máy nén cũng giúp làm mát cho cả hệ thống làm lạnh.

Để chọn được chiếc máy nén kho lạnh phù hợp phải chú ý đến một số yếu tố: Áp lực làm việc, lưu lượng khí ra, nguồn điện, yêu cầu về bảo vệ môi trường, cách lắp đặt, kiểu làm lạnh, yêu cầu về độ ồn, kiểu điều khiển, yêu cầu về hiệu suất,...

3.4. Hệ thống làm lạnh kho bảo quản thủy hải sản

Hệ thống làm lạnh thì có 2 loại là làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp. Làm lạnh trực tiếp là phương pháp làm lạnh bằng dàn bay hơi đặt trong kho lạnh. Nguyên tắc hoạt động dựa trên nguyên lý môi chất lạnh lòng sôi thụ nhiệt của môi trường bên trong kho lạnh. 

Làm lạnh gián tiếp là sử dụng các chất tải như muối.. Khi ở trong buồng thì các chất tải lạnh sẽ bị nóng lên do sự thu nhiệt của buồng lạnh. Khi các chất tải này nóng lên đến một nhiệt độ nhất định và bị bay hơi thì nhiệt độ trong kho lạnh sẽ được giảm xuống cho đến khi đạt mức nhiệt yêu cầu. 

3.5. Tủ điều khiến kho lạnh bảo quản thủy sản

Bộ phận này có chức năng chính là để kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Các thông số đã được cài đặt trước, nên quá trình sử dụng rất đơn giản. 

4. Lưu ý khi bảo quản thủy hải sản trong kho lạnh

Để thủy hải sản được bảo quản hiệu quả trong kho lạnh, trong quá trình sử dụng cần chú ý những vấn để sau:

  • Các mặt hàng thủy hải sản bao gồm tôm, cua, cá, mực,.. trước khi đưa vào bảo quản ở kho lạnh đông phải được lưu lại ở kho lạnh để sơ chế. Nhiệt độ kho lạnh ở mức từ 0-4 độ C, thời gian sơ chế không quá 3 giờ đồng hồ. Sau đó được cấp đông để đạt nhiệt độ -18 độ C. 
  • Tuyệt đối không bảo quản thủy sản lẫn với các loại thực phẩm khác. Tốt nhất thủy sản đưa vào kho lạnh bảo quản dần được đóng gói và ghi nhãn phù hợp. 
  • Việc sắp xếp sản phẩm thủy hải sản trong kho cũng cần được đảm bảo khoa học nhằm giúp khi lưu thông dễ dàng. Khoảng cách tối thiểu giữa sàn với kệ là khoảng 15cm, còn giữa giàn lạnh, trần, tường, quạt tối thiểu cần 50cm.
  • Giá kệ kho lạnh bảo quản hải sản cần được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ngấm nước, được thiết kế có thể tháo rời để thuận tiện cho việc bốc dỡ, làm vệ sinh. 
  • Thường xuyên vệ sinh kho lạnh bảo quản thủy hải sản để tránh nấm mốc, nhiễm khuẩn sản phẩm bảo quản.
  • Nên xây dựng hệ thống quản lý, theo dõi việc sắp xếp hàng hóa để sản phẩm trong kho được nhận diện dễ dàng. 
  • Quá trình bốc dỡ và vận chuyển sản phẩm ra hoặc vào kho lạnh phải sự dụng thiết bị phù hợp, quá trình vận chuyển sản phẩm nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tránh sự tăng nhiệt độ trong kho.

5. Đơn vị lắp đặt kho lạnh bảo quản uy tín tại Hà Nội

Điện Lạnh Biển Bạc là một trong số ít những đơn vị thi công kho lạnh chuyên nghiệp, bên cạnh đó chi phí lắp đặt tại Biển Bạc còn hết sức tối ưu giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần tìm đến đơn vị thi công lắp đặt kho lạnh bảo quản. Hãy liên hệ với chúng tôi để được nhân viên kỹ thuật có thể khảo sát và tư vấn cho lắp đặt hệ thống kho lạnh của bạn.

Mọi thông tin khía cạnh liên hệ:

Hotline: 0926 381 999 để được tư vấn miễn phí 24/7. Xin trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC

Địa chỉ: Số 812 & 1057, đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mã số thuế: 0106802243

Hotline: 0926 381 999

Điện thoại: 02462 543 777

>>>Xem Thêm: Bật mí cách bảo quản gia vị đơn giản




 

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét